LICOGI 16.8 ĐÃ HOÀN THÀNH VIỆC ĐẦU TƯ HỆ THỐNG MÁY TÍNH REVIT VÀ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG LỚP HỌC, THỰC HÀNH REVIT, BIM TẠI CÔNG TY

Trang chủ»Tin nội bộ»Tin doanh nghiệp»LICOGI 16.8 ĐÃ HOÀN THÀNH VIỆC ĐẦU TƯ HỆ THỐNG MÁY TÍNH REVIT VÀ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG LỚP HỌC, THỰC HÀNH REVIT, BIM TẠI CÔNG TY

LICOGI 16.8 ĐÃ HOÀN THÀNH VIỆC ĐẦU TƯ HỆ THỐNG MÁY TÍNH REVIT VÀ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG LỚP HỌC, THỰC HÀNH REVIT, BIM TẠI CÔNG TY

 Theo BXD đánh giá việc áp dụng BIM được triển khai từ 2016 – 2021, trong giai đoạn vừa qua cho thấy nhiều dự án, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công đã áp dụng BIM, đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt (rút ngắn thời gian thiết kế, thi công; giảm thời gian xem xét thiết kế, xử lý các thay đổi, nâng cao hiệu quả công việc…)

Năm bắt mô hình thông tin công trình (BIM) được coi là xu thế của ngành Xây dựng hiện đại, Công ty Licogi 16.8 mạnh dạn đầu tư trang bị Revit, BIM bởi những lý do sau:

Với tính năng ưu việt, khi áp dụng Revit, BIM vào một dự án sẽ giúp chúng ta:

1.    1/ Quản lý dữ liệu tập trung: sẽ không phải cập nhật thủ công hàng loạt bản vẽ CAD 2D mỗi khi dự án có chỉnh sửa.

2.    2/ Thiết kế mô hình trực quan: sẽ dễ dàng có được một cái nhìn trực quan nhất về dự án, đội ngũ thiết kế kết cấu, MEP... dễ dàng phát hiện các xung đột, thiết kế tối ưu các chi tiết trong không gian của tòa nhà.

3.    3/ Tiết kiệm chi phí - thời gian: Giảm thiểu các khoảng phát sinh về chi phí lẫn thời gian làm việc với việc quản lý dữ liệu đồng nhất, tránh mất mác trong quá trình lưu trữ và quản lý tài liệu

4.    4/ Tăng khả năng cộng tác: tất cả đều làm việc trên một mô hình thống nhất, mọi thông tin đều được cập nhật thường xuyên tạo thành một luồng thông tin xuyên suốt. 

Vì vậy, để thực hiện chuyển đổi số và chia sẻ lợi ích kinh tế xã hội cho người dân và các bên liên quan trong một dự án xây dựng. Năm 2022 HĐQT Công ty đã thống nhất thông qua việc trang bị hệ thống máy vi tính mới để vận hành Revit, BIM và mời giảng viên về Công ty  giảng dạy cho anh em Phòng Thiết Kế nhằm mục đích Xây dựng một môi trường làm việc  thực sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế và quản lý dự án của Công ty, mặc dù về tài chính còn nhiều khó khăn, nhưng Ban Giám đốc Công ty vẫn nổ lực hết mình thực hiện.

Ngày 25/02/2022 hệ thống máy tính mới đã được trang bị hoàn chỉnh và vận hành thử đạt mọi yêu cầu để bắt đầu cho việc học tập và vận hành revit tại Công ty. Nhưng do tình hình dịch bệnh, một số anh em bị tái nhiễm covid 19 nên không thể mở lớp được ngay được, mãi đến ngày 14/04/2022 mọi việc mới ổn định và lớp học mới được bắt đầu.

Sau hơn 03 tháng miệt mài học tập và thực hành, nay đội ngũ cán bộ kỹ thuật Công ty có thể vận hành tốt công cụ revit.

Hiện nay, công trình, công ty đang thí điểm áp dụng Revit - BIM vào Trường tiểu học Hiệp Thành ở các khâu như: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công.

Qua thực  hành, có thể nói: với BIM ,  có thể phát triển quy trình công việc kỹ thuật số hiệu quả bằng cách sử dụng dữ liệu nhất quán trong các dự án của mình từ lập kế hoạch, điều phối, xây dựng đến bàn giao dự án, toàn bộ quá trình làm việc sẽ dựa trên cơ sở việc chia sẻ thông tin này, chúng luôn được cập nhật và bổ sung liên tục trong suốt quá trình làm việc, từ lúc phát thảo cho đến lúc công trình được hoàn thiện. BIM có thể đến tận công trường mà không cần bản vẽ và làm việc thông qua thiết bị di động. Rõ ràng, dữ liệu là tối quan trọng.

Ngày nay BIM là công cụ chính để cụ thể hoá nhiệm vụ số hoá của ngành Xây dựng, đóng vai trò là nền tảng cơ bản để kết hợp hệ thống các công nghệ số với các hoạt động cơ học trên công trường. BIM giúp kết nối các công cụ kỹ thuật số như: Công nghệ quét video và laser, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây, phân tích dữ liệu đám mây ,  mô phỏng và tăng cường thực tế để hỗ trợ tốt hơn trong các hoạt động xây dựng.

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống cơ sở pháp lý và các chính sách thúc đẩy áp dụng BIM cơ bản hoàn thiện, là điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ứng dụng BIM, như quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP và Thông tư số 12/2021/TT-BXD quy định về chi phí áp dụng BIM; Hướng dẫn áp dụng BIM tại Quyết định số 348/QĐ-BXD và 347/QĐ-BXD. Gần đây nhất là Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg trong đó bắt buộc áp dụng BIM đối với dự án có công trình cấp I và cấp đặc biệt có vốn đầu tư công từ năm 2023. Sắp tới, BIM sẽ được áp dụng rộng rãi trên cả nước.

Hiện nay, Việt Nam cơ bản đã có đầy đủ hành lang pháp lý và điều kiện để triển khai áp dụng BIM trong các dự án đầu tư xây dựng. Việc các bên có liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng cần tiếp tục nâng cao năng lực vật chất cơ sở hạ tầng và con người để khai thác tiềm năng hiệu quả của việc áp dụng BIM trong các dự án.

web 5

web 4

 

 

5

 

web 1

 

web 3

 

web 6